Theo dõi trên

Thanh niên 9X với mô hình nuôi Dúi

08/07/2020, 15:48

BTO - Sinh năm 1993, Hoàng Vũ Thương ( ngụ ở thôn Hiệp Tiến, xã Tân Tiến, thị xã La Gi) đã có hoài bão lớn cho tương lai của mình. Với quyết tâm, nỗ lực làm giàu trên mảnh đất quê hương, Thương đã từ bỏ nghề đầu bếp với mức thu nhập khá cao tại TPHCM quyết định về quê hương La Gi mở trang trại nuôi Dúi với diện tích khoảng 100m2 để kinh doanh.

Giải thích vì sao chọn mô hình nuôi Dúi để khởi nghiệp, Thương cho rằng vì con Dúi (hay còn có tên gọi khác là chuột nứa) được xếp vào loại thức ăn đặc sản bởi thịt Dúi thơm ngon, giàu đạm lại có tính mát nên được rất nhiều thực khách ưa chuộng. Thêm nữa, trước đó, Thương đã dành ra một thời gian dài để tham khảo các kiến thức chăn nuôi từ sách báo, internet  và đã đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm thực tế từ những trang trại nuôi Dúi thành công.

                

Những con Dúi mà trang trại anh Thương đang sở hữu

Lúc đầu, Thương mua giống tốt rồi cứ thế nhân giống dần. Đến nay, số con Dúi có trong trang trại đã lên tới 150 con. Với đặc tính sinh sản khá nhanh, chỉ 3 - 4 tháng, Dúi sinh sản 1 lần, Mỗi lần Dúi mẹ đẻ từ 2 - 5 con. Dúi con được khoảng 45 ngày thì tách mẹ, 75 ngày có thể bán giống. Hiện nay, trang trại của anh Thương chủ yếu là cung cấp Dúi giống cho nhiều tỉnh thành trên cả nước với đủ size: size baby, size hậu bị, size sinh sản và size bố mẹ... Tùy vào nhu cầu của khách hàng, Thương sẽ chia sẻ, tư vấn để giúp họ chọn mua con giống tốt nhất.

Đặc tính của con Dúi là sống trong bóng tối, không để ánh nắng mặt trời lọt vào, loàivật này lại không chịu được nhiệt độ nóng. Chính vì thế Thương trang bị chuồng trại rất bài bản từ mái che, hệ thống phun sương, các tấm bạt giảm nhiệt, quạt hơi nước…đảm bảo chuồng trại thật kín đáo, sạch sẽ, không bị mưa tạt, gió lùa…Chỉ với 100m2 nhưng anh có thể bố trí hơn 180 ô chuồng nuôi, mỗi ô có diện tích 60cm2… Thêm 1 đặc điểm là loài Dúi không cần uống nước, lượng chất thải ra ít và khô nên khoảng 1 tuần người nuôi mới cần sát khuẩn và dọn chuồng 1 lần.

                
      Anh thương đang chuẩn bị thức ăn cho Dúi

Sau một thời gian nuôi, nhận thấy hiệu quả kinh tế cao và đầu ra tuơng đối ổn định. Anh Thương đầu tư thêm 1 trang trại nuôi Dúi có quy mô tương đồng như vậy tại huyện Đức Linh. Và tính tới thời điểm này, trừ các chi phí bỏ ra, mỗi tháng anh thu được lợi nhuận từ 40 - 45 triệu đồng từ 2 trang trại này.

Thương chia sẻ: hy vọng rằng thông qua mô hình nuôi Dúi của anh sẽ là một trong những gợi ý để các bạn thanh niên trẻ chưa có định hướng cho công việc tương lai, hoặc chưa có việc làm ổn định có thể áp dụng thực hiện. Anh sẽ sẵn sàng chia sẻ cách thức, quy trình chăm sóc cũng như những bí quyết nuôi Dúi mà bản thân đã áp dụng từ thực tiễn trong hơn 1 năm qua để tất cả mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ trên địa bàn La Gi muốn học hỏi về mô hình này để lập thân, lập nghiệp… làm giàu.

Rạng Đông

    
  Theo như anh Thương chia   sẻ thì Dúi là loài động vật khá dễ nuôi, chi phí đầu tư thấp, nhanh thu   hồi vốn nên khả năng quay vòng vốn rất nhanh. Thức ăn chủ yếu khai thác   từ phụ phẩm nông nghiệp cũng như các loại cây thuộc họ nhà tre như: Thân   tre, trúc, mía, bắp, khoai lang…Đa số các loại thức ăn này khá dễ kiếm   lại tương đối rẻ tiền, nên lợi nhuận từ việc nuôi Dúi là khá cao.



(3) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Phát huy truyền thống lịch sử hào hùng, vững bước xây dựng quê hương
Trong không khí hào hùng của những ngày tháng tư lịch sử, mỗi người dân Bình Thuận lại bồi hồi nhớ về thời khắc thiêng liêng của 49 năm trước, đó là Ngày giải phóng quê hương (19/4/1975) và Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975). Gần nửa thế kỷ sau khúc ca khải hoàn, vượt qua bao khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Bình Thuận đã và đang nỗ lực xây dựng quê hương, những đổi thay hôm nay mang dấu ấn thật đáng tự hào.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thanh niên 9X với mô hình nuôi Dúi