Theo dõi trên

Giáo dục học sinh tìm hiểu lịch sử, di sản

21/11/2018, 09:26

BT- “Dạy và học lịch sử, di sản ở địa phương không chỉ giúp học sinh hiểu về mảnh đất và con người nơi mình sinh ra và lớn lên, hun đúc niềm tự hào, giáo dục truyền thống, trách nhiệm công dân mà còn là cách để học sinh nhận thức sâu sắc lịch sử dân tộc, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể bao gồm lối sống, lễ hội, nghề truyền thống, văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống...”, cô Đặng Thị Thanh Vân - giáo viên Tổng phụ trách Đội Trường THCS Nguyễn Thông cho biết như vậy, sau khi nhìn lại 3 năm học qua ngôi trường này thường xuyên phối hợp với các điểm di tích lịch sử, chính quyền tổ chức chương trình ngoại khóa cho học sinh.

                
Học sinh Trường THCS Nguyễn Thông tham gia    nặn gốm tại tháp Pô Sah Inư.

Theo cô Vân: Chúng ta mất tiền bạc để đưa các em đi tham quan những nơi xa, nhưng tại sao nơi mình sống có những di tích lịch sử, những giá trị di sản các em lại không hiểu, vì thế Hội đồng Đội nhà trường nghĩ ngoài chương trình cụ thể của các tổ chuyên môn, thì cần có nhiều hơn các hoạt động ngoại khóa dành cho các em. Đều đặn 3 năm nay, từ chương trình sinh hoạt tại chỗ dưới cờ, nhóm, nhà trường đã hướng dẫn các em đi thực tế tại lăng mộ Nguyễn Thông, chương trình về nguồn, thắp nến tri ân, thăm gia đình có công với cách mạng, tìm hiểu nghề truyền thống, văn hóa dân tộc Chăm tại tháp Pô Sah Inư… Qua đó các em nắm được những nét cơ bản về tiểu sử của Nguyễn Thông và công lao to lớn của ông đối với quê hương, dân tộc. Biết được vị trí, kiến trúc tháp Pô Sah Inư, tự tay làm sản phẩm gốm và hiểu hơn những nghi lễ, trò chơi, văn nghệ dân gian tổ chức tại lễ hội Katê hằng năm, từ đó có ý thức đầy đủ bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa và môi trường sống.

“Học đi liền với thực hành” cũng là phương châm dạy học của các thầy cô Trường THCS Nguyễn Thông. Đặc biệt với những môn học thuộc lĩnh vực xã hội, việc lồng ghép, tương tác trao đổi giữa thầy - trò, chương trình ngoại khóa được tăng cường, qua đó giúp học sinh tiếp thu nhanh và hình thành tính chủ động, sáng tạo trong việc học. Em Nguyễn Thị Ngọc Xuân - lớp 9A1 hào hứng cho biết: Lần đầu tiên em được tự tay nặn gốm, dù sản phẩm còn nhiều khuyết điểm, chưa đạt theo yêu cầu nhưng đó là bài học hữu ích không hề có trong sách vở. Ngoài ra chúng em còn được đến các di tích, địa danh lịch sử khác và cảm thấy rất tự hào, trân trọng sự hy sinh anh dũng của cha anh những người đi trước.

Theo  cán bộ Ban quản lý tháp Pô Sah Inư: Di sản văn hóa, dù dưới dạng vật thể hay phi vật thể đều có thể sử dụng trong quá trình giáo dục, là nguồn cung cấp chất liệu để xây dựng nội dung dạy học, giáo dục. Dưới dạng công cụ, thiết bị dạy học, di sản văn hóa giúp cho học sinh có hứng thú trong học tập và hiểu bài hơn. Đồng thời giáo dục di sản văn hóa cho học sinh cũng chính là góp phần xây dựng phong trào văn hóa văn nghệ ở trường học và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc.

Thùy Linh



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Phát huy truyền thống lịch sử hào hùng, vững bước xây dựng quê hương
Trong không khí hào hùng của những ngày tháng tư lịch sử, mỗi người dân Bình Thuận lại bồi hồi nhớ về thời khắc thiêng liêng của 49 năm trước, đó là Ngày giải phóng quê hương (19/4/1975) và Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975). Gần nửa thế kỷ sau khúc ca khải hoàn, vượt qua bao khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Bình Thuận đã và đang nỗ lực xây dựng quê hương, những đổi thay hôm nay mang dấu ấn thật đáng tự hào.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giáo dục học sinh tìm hiểu lịch sử, di sản