Trấu, silica và đồng đô la

04/11/2016, 08:05

BT - Tại hội thảo “Năng lượng trấu và silica” vừa được tổ chức ngày 21/10 vừa qua ở TP. HCM, Công ty Nga Rice High Technology (RHT) giới thiệu công nghệ đốt vỏ trấu đặc biệt có thể thu silica có độ tinh khiết 98,5%.

"Silica cho luyện kim có giá 500 đô la/tấn và 1,8 triệu tấn silica cho ra 900 triệu đô la; silica vô định hình chất lượng cực cao để sản xuất pin mặt trời có giá 1.500 đô la/tấn và 1,8 triệu tấn silica sẽ thu về 27 tỷ đô la. Từ đó cho thấy trấu đã trở thành một thứ hàng hóa  giá trị".

 Silica vô định hình dùng trong công nghiệp luyện kim, hút ẩm, sản xuất gốm sứ, vật liệu chịu lửa, bê tông mác cao, lốp xe, sơn, hydrogel, pin mặt trời…Vì thế, đầu ra cho silica không thiếu, có thể bán thẳng ra thị trường nước ngoài, hoặc cung cấp ngay cho các công ty trong nước.

Thông tin trên khiến những người dân làm lúa có thể nuôi hy vọng trong tương lai gần, trấu sẽ thành hàng hóa, thêm một phần thu nhập bên cạnh nguồn thu từ hạt lúa. Với Bình Thuận, nơi có vùng chuyên canh thanh long, từ lâu cây lúa đã tạo giá trị khác ngoài hạt lúa, đó là nguồn rơm rạ được dùng vào tủ gốc cây thanh long. Những lúc thanh long có giá cao, nhà nhà chăm sóc cây đàng hoàng, thì rơm rạ còn giúp người trồng lúa có khoản tiền bất ngờ. Đó là phần nào của lý do trong cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các cây trồng, trên địa bàn tỉnh vẫn có vùng sản xuất lúa ổn định với sản lượng thu về khoảng 670.000 tấn/năm. Như năm 2014, sản lượng lúa ở tỉnh được gần 674.000 tấn, năm 2015 đạt gần 670.000 tấn và 6 tháng năm nay, dù ảnh hưởng hạn hán, sản lượng lúa cũng đạt 365.500 tấn. Bây giờ, nếu có công nghệ cao đốt vỏ trấu thu được silica vô định hình sẽ triển khai trong nay mai tại TP.HCM, Đồng Nai hay một tỉnh nào ở Đồng bằng sông Cửu Long chẳng hạn thì cây lúa ở Bình Thuận có thêm giá trị khác, là bán được trấu. Cuộc mua bán, vận chuyển hàng hóa đặc biệt này có thể diễn ra suôn sẻ như lâu nay, dân trồng thanh long Bình Thuận vẫn mua rơm rạ chở từ miền Tây lên để tủ gốc thanh long vậy. 

9 triệu tấn trấu mỗi năm có thể tạo ra silica có giá đến vài chục tỷ đô la Mỹ.

Theo các tài liệu cho thấy, sản lượng lúa Việt Nam năm 2015 đạt 45 triệu tấn thì 20% trong đó là vỏ trấu, tính ra, qua hoạt động xay xát lúa sẽ tạo ra 9 triệu tấn trấu. Mỗi tấn trấu có thể cho ra 200 ký silica, như vậy 9 triệu tấn trấu cho ra 1,8 triệu tấn silica. Trên thị trường thế giới, silica có giá rất đa dạng, từ vài chục cho tới vài ngàn đô la mỗi tấn, tùy theo chất lượng silica. “Silica cho luyện kim có giá 500 đô la/tấn và 1,8 triệu tấn silica cho ra 900 triệu đô la; silica vô định hình chất lượng cực cao để sản xuất pin mặt trời có giá 1.500 đô la/tấn và 1,8 triệu tấn silica sẽ thu về 2,7 tỷ đô la. Từ đó cho thấy trấu đã trở thành một thứ hàng hóa giá trị”. 

Vấn đề ở chỗ là áp dụng công nghệ cao như thế nào để đốt vỏ trấu thu được silica vô định hình chất lượng cao với chi phí không cao. Thực ra, nhiều năm trước có người đã bàn đến chuyện sản xuất điện từ trấu. Nhưng giá thành để tạo ra điện trấu có giá đến 9 cent/kWh, trong khi EVN mua thủy điện với giá khoảng 4 cent, nhiệt điện với giá khoảng 6 cent, phong điện với giá 7,8 cent. Vì thế, điện trấu không khả thi. Theo đó, nếu sản xuất silica từ trấu mà thành hiện thực thì cũng phải theo chiều hướng khả thi. Và những thông tin trong cuộc hội thảo trên đang xới lên vấn đề trấu sẽ thành hàng hóa đắt đỏ.

Silica  trong công nghiệp

Theo Tập đoàn sơn KOVA, đơn vị sản xuất các mặt hàng như sơn tự làm sạch, sơn chống cháy, sơn diệt khuẩn… xuất khẩu qua Malaysia, Singapore đều phải dùng silica. Kova đã từng nhập silica ở nước ngoài để sản xuất, nhưng từ khi tự làm bằng tro trấu thì giá thành sản phẩm giảm một nửa.

Hảo Chi


Related articles

(0) Comments
Focus
Do not miss
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trấu, silica và đồng đô la