Đổi mới cơ chế tài chính để phát triển mô hình bác sĩ gia đình

18/07/2016, 10:43

BT- Phòng khám bác sĩ gia đình tại Việt Nam còn vướng mắc, tiến độ thực hiện chậm… Nếu mô hình bác sĩ gia đình được tích hợp với hoạt động của các trạm y tế xã thì không mới, trách nhiệm của hệ thống trạm y tế cơ sở là chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân ở địa phương. Để tích hợp lồng ghép mô hình bác sĩ gia đình tại trạm y tế xã, phải tạo cơ chế mới thu hút nhân lực đến vùng khó khăn, miền núi cũng như tạo điều kiện cho bác sĩ tại nơi đó yên tâm công tác; rà soát tháo gỡ những cơ chế vướng mắc; đổi mới cơ chế tài chính cho y tế cơ sở. Đó là phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai kế hoạch phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình giai đoạn 2016 - 2020.

                
Điểm cầu Bình Thuận tại hội nghị trực tuyến    toàn quốc.

Hiện nay, 6 tỉnh, thành phố đã thành lập được 240 phòng khám bác sĩ gia đình, chủ yếu gắn với hoạt động của bệnh viện, phòng khám đa khoa công lập hoặc trạm y tế xã, phường thực hiện thanh toán bảo hiểm y tế (BHYT) do các cơ sở khám chữa bệnh này đang được tham gia cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT. Với kết quả hoạt động của các phòng khám bác sĩ gia đình tại Việt Nam và kinh nghiệm ở các nước trên thế giới cho thấy phát triển mô hình bác sĩ gia đình sẽ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc ban đầu theo hướng toàn diện và liên tục, giúp sàng lọc bệnh tật, chuyển tuyến phù hợp, góp phần giảm quá tải bệnh viện tuyến trên.

Trang Minh


Related articles

(0) Comments
Focus
Do not miss
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đổi mới cơ chế tài chính để phát triển mô hình bác sĩ gia đình