Bình Thuận: Hướng tới năng lượng sạch

14/10/2016, 07:55

Biến tro xỉ thành vật liệu xây dựng

BT - Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 (Tuy Phong) mới hoạt động từ năm 2015, nhưng đã phải đối phó với tình trạng bãi xỉ than mỗi ngày phình to, cũng như nạn xỉ than bay tạo nên sự ô nhiễm môi trường. Theo số liệu của nhà máy, trung bình mỗi ngày có từ 200 chuyến xe chở tro xỉ tập kết với khối lượng trên dưới 4.000 tấn. Để xử lý tình trạng bụi từ bãi xỉ bay vào khu dân cư, nhà máy đã cho lu lèn, phủ hóa chất kết dính bề mặt bãi xỉ, tưới nước giữ ẩm cũng như tìm kiếm các giải pháp biến xỉ than thành một sản phẩm nào đó có ích để tránh ô nhiễm môi trường

         
   

         

         Phó Chủ tịch UBND    tỉnh Phạm Văn Nam kiểm tra tại Vĩnh Tân.

Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh  Nguyễn Ngọc Hai đã làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng công ty Phát điện 3, được biết: Nhà máy  đã ký kết hợp đồng với Công ty cổ phần Đầu tư Mãi Xanh về việc tiêu thụ toàn bộ tro xỉ  để sản xuất vật liệu xây dựng với thời gian 28 năm và dự kiến thời gian bắt đầu tiêu thụ từ ngày 1/1/2017. Đây là một tin vui cho Bình Thuận sau một thời gian mà việc ô nhiễm môi trường từ bãi xỉ than từng là  điểm nóng...

Thu hút đầu tư năng lượng sạch

Cũng mới đây, Công ty TNHH Thanh long Việt Hàn đã về Bình Thuận để  tìm hiểu đầu tư nhà máy điện năng lượng mặt trời. Theo ông Yoon Kyoung Chul người Hàn Quốc, đại diện công ty cho biết: Qua nghiên cứu và tìm hiểu được biết Việt Nam đang có nhiều chính sách khuyến khích xây dựng điện năng lượng sạch. Vì vậy, công ty mong muốn và có kế hoạch đầu tư một nhà máy điện năng lượng mặt trời tại Việt Nam. Công ty nhận thấy tỉnh Bình Thuận rất thích hợp cho việc phát triển điện năng lượng sạch và có nhiều tiềm năng, vị trí thuận lợi cho phát triển điện năng lượng mặt trời…

 Bình Thuận được đánh giá có nhiều tiềm năng để khai thác các nguồn năng lượng như: nhiệt điện, thủy điện, điện gió… Theo quy hoạch đầu tư phát triển năng lượng, đến năm 2020, Bình Thuận trở thành trung tâm năng lượng lớn của cả nước, với tổng công suất các nhà máy điện lên đến 11.300 MW. Có thể nói, Bình Thuận đã sớm mang dáng dấp một trung tâm năng lượng tầm cỡ quốc gia từ lúc bắt đầu khai thác tiềm năng thủy điện. Ngoài nhiệt điện, thủy điện, với lợi thế 192 km bờ biển, nguồn tài nguyên gió dồi dào, điều kiện khí hậu, đất đai khá thuận lợi, Bình Thuận còn được biết đến là địa phương dẫn đầu cả nước trong thu hút đầu tư các dự án điện gió. Tương lai  khi các dự án “nhiệt điện - thủy điện - phong điện” hoàn thành và vận hành, Bình Thuận sẽ trở thành trung tâm năng lượng lớn của cả nước, trong đó ưu tiên các dự án điện gió, điện năng lượng mặt trời để hướng đến phát triển năng lượng sạch…

Thu Thủy


Related articles

(0) Comments
Focus
Do not miss
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bình Thuận: Hướng tới năng lượng sạch