Làm rõ mối quan hệ giữa Điều ước quốc tế với Hiến pháp

24/02/2016, 08:13

BT- Đoàn ĐBQH đơn vị Bình Thuận vừa tổ chức cuộc họp góp ý cho dự thảo Luật Điều ước quốc tế, để phục vụ kỳ họp thứ 11 - Quốc hội khóa XIII.

Tại cuộc họp, đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh cơ bản thống nhất với những sửa đổi, bổ sung của dự thảo luật. Nhiều đại biểu cho rằng, điều 8 của dự thảo cần bổ sung chủ thể “các cơ quan liên quan của Văn phòng Chủ tịch nước” trong hoạt động giám sát ký kết và thực hiện Điều ước quốc tế. Khoản b, điều 30 cần bổ sung cụm từ “chính trị” sau cụm từ “ảnh hưởng đến”; điều 59 cần quy định rõ cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm chứng thực bản sao Điều ước quốc tế. Một số ý kiến cho rằng cần làm rõ mối quan hệ giữa Điều ước quốc tế với Hiến pháp và hệ thống pháp luật; đề nghị Bộ Ngoại giao chủ trì trong hoạt động đàm phán Điều ước quốc tế, còn Bộ Tư pháp kiểm tra và thẩm định. Ngoài ra, luật cần cụ thể hóa chức vụ, hàm cấp, tiêu chuẩn của người được ủy quyền đàm phán, ký kết đối với từng loại Điều ước quốc tế hoặc ủy nhiệm tham dự hội nghị quốc tế…

Dự thảo Luật Điều ước quốc tế gồm 9 chương, 86 điều, có hiệu lực từ 1/7/2016 và thay thế Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế năm 2005.

TẤN THÀNH


Related articles

(0) Comments
Focus
Do not miss
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Làm rõ mối quan hệ giữa Điều ước quốc tế với Hiến pháp