Theo dõi trên

Những món ăn gây niềm nhớ

24/11/2017, 13:46

BT- Khi đời sống  khá lên, người Phan Thiết có cơ hội  thưởng thức thêm nhiều món ăn “lạ”,  của xứ khác du nhập, nhưng không vì thế mà những món ăn thường nhật bị lãng quên… chúng vẫn tồn tại trên từng góc phố…, làm nên nét riêng Phan Thiết.

                
   Chị Trang với gánh cơm rượu.    

Hàng chè, mỗi ngày một món…

Người dân ở đường Từ Văn Tư, P.Phú Trinh, Phan Thiết,  bao năm qua đã quá quen thuộc với hình ảnh hàng chè của một  phụ nữ luống tuổi vào mỗi buổi sáng. Không bảng hiệu, không thực đơn, chỉ có nồi chè cùng dăm ba bịch chè múc sẵn để trên mâm, ấy vậy mà lúc nào cũng tấp nập khách đến mua.

Đó là hàng chè của bà Lê Thị Hà, 62 tuổi, còn gọi là bà “Hai chè”. Bà Hà cho biết: năm 13 tuổi,  đã theo mẹ học cách nấu những món chè và rồi gắn bó với nghề bán chè đến nay.

Hàng chè của bà Hà bán mỗi ngày một món: thứ hai là chè đậu ván; thứ ba: chè đậu bi; thứ tư chè khoai mì; thứ năm: chè khoai cánh tiên… Cuối tuần chè trôi nước, chè chuối. Những người thường xuyên ăn chè của bà Hà cho hay:chè ngon (không quá ngọt) sạch sẽ, hợp vệ sinh.

Theo bà Hà, việc nấu chè không dễ như nhiều người nghĩ, nếu không nói là cực, nhất là chè đậu ván. Đậu ván ngâm cho mềm, bóc sạch lớp vỏ rồi mới nấu. Cả chè khoai cánh tiên cũng nhọc công không kém bởi phải gọt sạch và lẩy từng củ khoai, sau đó đem ngâm nước cho miếng khoai sạch sẽ. 

 Muốn chè ngon, cần phải cân bằng lượng đường, đậu, bột sao cho thật chính xác. Sự tỉ mỉ này sẽ đảm bảo nồi chè có vị thơm ngon, ngọt thanh… 

 Hàng chè bà hà lúc nào cũng đông khách, lắm lúc bà múc không kịp. Tính ra, nồi chè chỉ bán trong vài giờ là hết.  

Cơm rượu chị Huyền Trang

Cơm rượu cũng là một trong số các món ăn vặt quen thuộc, nhưng hiện nay người làm cơm rượu để bán không còn nhiều như trước đây.

“Do cực công mà lời chẳng bao nhiêu nên ít ai chịu theo nghề!”  - chị Trần Thị Huyền Trang, 34 tuổi (ngụ ở Văn Thánh 2. P Phú Tài, Phan Thiết), người bán cơm rượu nhiều năm cho hay.

Tính đến nay chị Trang đã có 17 năm gắn bó với nghề làm cơm rượu. Trung bình một “mẻ” cơm rượu chị làm theo tỷ lệ: 3 kg nếp = 400 viên và làm theo kiểu “gối đầu” nên ngày nào cũng có cơm rượu bán.

Mỗi chén cơm rượu (7 viên) có giá 5.000 đồng, vừa rẻ vừa ngon nên thu hút khá nhiều khách ăn. Khi múc cơm rượu, bao giờ người bán cũng không quên cho thêm một muỗng “nước cốt” để nhằm tăng hương vị nồng nồng, cay cay.  Ngoài ra còn bỏ thêm vài viên đá nhỏ cho nước cơm rượu thêm phần mát lạnh, ăn đến đâu, “biết” đến đó…

Trinh Thơ



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Lễ viếng các Anh hùng liệt sĩ và Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024), sáng nay 26/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã đến viếng các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh và viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Bình Thuận.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những món ăn gây niềm nhớ