Theo dõi trên

Giúp nhau trên biển

13/11/2017, 08:49

BT- Cơn bão số 12 đã đi qua, rất may Bình Thuận bão không “ghé thăm”, nhưng trong đó chúng tôi nghe nhiều câu chuyện cảm động về việc phòng chống bão, việc giúp nhau trên biển.

Tại Bình Thuận, lãnh đạo tỉnh liên tục có những công điện khẩn, họp trực tuyến với các ngành, địa phương về việc phòng chống bão. Phân công các thành viên trong ủy ban xuống các địa phương kiểm tra tình hình cụ thể. Ở các địa bàn trọng điểm ven biển trực tiếp lãnh đạo tỉnh đều có mặt. Đặc biệt là việc kêu gọi tàu thuyền vào bờ gấp để tránh những thiệt hại có thể xảy ra.

                
Ảnh minh họa

Mới đây chúng tôi nghe câu chuyện về một chủ tàu vỏ thép ở Phú Quý đã lai dắt thuyền bạn cập bờ an toàn cả hơn 300 hải lý. Khi đang neo tàu trú bão tại đảo Đá Tây thuộc quần đảo Trường Sa, lúc ấy cơn bão vừa đi qua nhưng vẫn còn gió và sóng cao, thì anh Trần Minh Sang, chủ tàu vỏ thép BTH 97166 TS nghe điện báo của một chủ tàu cùng thôn Phú Long, Long Hải, Phú Quý. Đó là anh Trần Hữu Khiêm, chủ thuyền BTH 97669 TS gọi cứu trợ vì thuyền vừa đi được mấy hải lý khỏi đảo Tốc Tan để vào bờ thì bị tuột số đang nằm giữa biển. Sau khi trao đổi với các thuyền viên, anh Sang cho tàu đi ngược ra biển cách đó hơn trăm hải lý để giúp bạn, dù lúc nghe điện người nhà cũng lo sợ bão phải cẩn thận vì gió hãy còn mạnh. Suốt 2 ngày 2 đêm, chiếc tàu vỏ thép của anh Sang đã lai dắt được thuyền của anh Khiêm cập bờ an toàn. Lúc gặp chúng tôi, anh Sang cười rất tươi của người dân bao năm gắn bó với biển khơi: “Mình ra biển bao giờ cũng đi theo tổ, tới nơi chia nhau ra ven các đảo để đánh bắt, nhờ có tàu 67 nên đánh bắt xa bờ có hiệu quả hơn. Đi với nhau nên có gì hỗ trợ nhau là chuyện bình thường. Lúc ấy gió cấp 6 - 9 sóng đánh cao 3 - 4 m nhưng nhờ mình có tàu vỏ thép chắc chắn nên cũng đủ sức chống chọi được đưa cả hai vào bờ”. Tàu vỏ gỗ của anh Khiêm cũng đóng theo Nghị định 67, ra khơi được 3 năm, công suất 823 CV. Còn tàu của anh Sang mới xuống biển từ tháng 5/2017 và đi được 5 chuyến đánh bắt xa bờ, công suất 829 CV, trị giá 15 tỷ đồng do Công ty Đông Á đóng. Bên ly cà phê sau đợt bão vừa đưa tàu vào, Sang kể cho chúng tôi chuyện làm ăn trên biển. Gắn bó với nghề đã hơn 20 năm, anh ước mơ trong đời chỉ cần có một con tàu vỏ thép to, vững chắc của riêng mình để hoạt động có hiệu quả hơn và bây giờ ước mơ ấy đã thành sự thật: “Đi tàu vỏ thép sướng thật chị ạ, trang thiết bị hiện đại, ra giữa biển khơi cảm thấy rất an toàn, mỗi chuyến biển đi từ 20 - 30 ngày không lo thiếu nguyên liệu. Mỗi chuyến về thuyền viên chia nhau cũng tầm hơn chục triệu đồng. Qua tết biển êm, hiệu quả chắc sẽ cao hơn. Chưa kể hàng năm còn được Nhà nước hỗ trợ tiền dầu. Em cố gắng sẽ trả nợ ngân hàng trước thời hạn”.

Thế đấy, Nghị định 67 đã thổi luồng gió mới cho biết bao ngư dân thực hiện được ước mơ của mình và trên những con tàu vỏ thép vững chắc họ càng vươn khơi xa hơn, cùng giúp nhau đánh bắt, cứu trợ trên biển và góp phần bảo vệ vững chắc biển đảo quê hương.               

  Thu Thủy



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về chống khai thác IUU
BTO- Ban Bí thư Trung ương Đảng vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển thủy sản bền vững. Đồng chí Trương Thị Mai - Thường trực Ban Bí thư khóa XIII, Trưởng ban Tổ chức Trung ương chủ trì hội nghị.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giúp nhau trên biển