Đưa hương mùa xuân ra
Đưa hương mùa xuân ra “pháo đài” ngoài biển
cả
1. Cũng
như Trường Sa, mùa xuân đến với cán bộ chiến sĩ nhà giàn DK1 được đánh dấu bằng
chuyến tàu chở quà Tết ra Thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc. Đây cũng là “mốc”
thời gian để hơn 200 trái tim của cán bộ chiến sĩ DK1 “phập phồng trong lồng
ngực”, cảm nhận về mùa xuân đang hối hả tràn về, nối đất liền với biển cả xa
xôi.
 |
Chiến sĩ trẻ hăng hái lên đường ra nhà giàn làm nhiệm vụ. |
Sau 2 ngày
chuyển gần 100 tấn hàng hóa, quà xuân xuống tàu, đúng 8 giờ sáng ngày 14/1/2021,
tại Quân cảng Lữ đoàn 171 Hải quân, Bộ Tư lệnh Vùng 2 tổ chức Lễ tiễn biên đội
tàu Trường Sa 19 và Trường Sa 21 đem quà xuân cho cán bộ chiến sĩ ngoài 15 “pháo
đài thép”, tàu trực tuần tiễu và cán bộ chiến sĩ Trạm radar 590 Côn Đảo.
 |
Thiếu tá CN Nguyễn Văn Linh bịn rịn chia tay vợ con trước phút chia
xa. |
Trong phút
giây xúc động chia tay người đi biển xa, người ở lại đất liền, Đại tá Nguyễn Anh
Tuấn, Tư lệnh Vùng 2 Hải quân chủ trì Lễ tiễn tàu đã tặng hoa cho các trưởng
đoàn chúc Tết. Ông quán triệt: “Đây là chuyến quà tết đặc biệt, là chuyến đi
cuối cùng của năm cũ đem tình cảm đất liền đến với cán bộ chiến sĩ đang làm
nhiệm vụ nơi đầu sóng ngọn gió. Dự kiến ngày 18-20/1, vùng biển DK1 sẽ có sóng
to gió lớn do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh và gió mùa đông bắc tràn xuống,
nhưng dù khó khăn gian khổ, sóng to gió lớn thế nào, quà tết cũng phải được trao
tận tay cán bộ chiến sĩ. Mùa xuân đã về với nhà giàn DK1, các đồng chí hãy yên
tâm tư tưởng, vững tay súng canh biển, giữ nhà giàn bằng trái tim và ý chí kiên
cường. Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân và nhân dân cả nước chờ đón niềm tin, hoàn
thành nhiệm vụ của các đồng chí”.
 |
Niềm vui của chiến sĩ trẻ Phạm Ngọc Khánh được nối tiếp truyền thống
gia đình. |
Sau khi
quán triệt nhiệm vụ và chúc tết, Đại tá Nguyễn Anh Tuấn cho biết, đêm giao thừa
Tết Tân Sửu, Bộ Tư lệnh Vùng sẽ phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam tổ chức
cầu truyền hình trực tiếp, kết nối với các cụm nhà giàn DK1, tàu trực trên biển
với đất liền. “Đây là lần đầu tiên giữa nhà giàn DK1 được thực hiện cầu truyền
hình trực tiếp đêm giao thừa, đất liền sẽ thấy không khí đón tết của cán bộ
chiến sĩ DK1 giữa biển cả của đại dương bao la”, Đại tá Tuấn thông tin. Đại tá
Nguyễn Anh Tuấn cũng cho biết thêm, từ năm 2021 trở đi, Bộ Tư lệnh Vùng 2 sẽ
không tổ chức thay quân vào dịp Tết Nguyên đán do điều kiện sóng to gió lớn và
để tránh những việc đáng tiếc xảy ra.
 |
Tạm biệt đất liền bằng tiếng hát lời ca. |
Buổi lễ tiễn tàu đi chúc Tết DK1, ngoài gần 100 tấn hàng quà
quân nhu quân trang theo định mức của quân đội được chuyển xuống tàu trước đó 2
ngày, còn có nhiều quà tết của nhân dân cả nước gửi tặng như heo, gà, vịt, quất
tết, hoa mai, hoa đào, lá dong. Trong nhiều phần quà xuân ý nghĩa đó, phải kể
đến 500 bộ áo phao mỗi áo trị giá 1,2 triệu đồng và nhiều phần quà của “Nhóm từ
thiện Sharing” của Bà Mai Thị
Hạnh - phu nhân nguyên Chủ tịch nước Trương
Tấn Sang gửi tặng.
Theo lịch
hải trình, tàu Trường Sa 21 do Thượng tá Vũ Hồng Sơn, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn
171 chỉ huy, sẽ chuyển hàng quà tết cho cán bộ chiến sĩ ở các nhà giàn Ba Kè,
Huyền Trân, Quế Đường, Phúc Tần. Tàu Trường Sa 19 do Đại tá Phạm Quyết Tiến,
Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Vùng 2 hải quân chỉ huy sẽ chuyển hàng
quà cho các nhà giàn Phúc Nguyên, Tư Chính, DK1/10 (Cà Mau), các tàu trực, ngư
dân trên biển và bộ đội trạm Radar 590 thuộc Trung đoàn 251- Côn Đảo.
 |
Quang cảnh Lễ tiễn tàu. |
Đoàn chúc
Tết sẽ tổ chức thả hoa tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh tại vùng biển DK1.
Phương án chuyển hàng quà lên nhà giàn sẽ bằng dây kéo, tận dụng sóng yên biển
lặng, đoàn chúc tết sẽ tổ chức đón giao thừa sớm với cán bộ chiến sĩ ở 3 nhà
giàn phía Bắc và nhà giàn DK1/10.Toàn bộ chuyến hải trình chúc tết dự kiến 17 -
20 ngày, biên đội tàu Trường Sa 19, và Trường Sa 21 sẽ trở lại đất liền.
2.
Trong nhiều người lính đợt này ra nhà giàn thay quân cho đồng đội khác về bờ, có
một người con quê hương xứ Nghệ ở xã Diễn Hoàng huyện Diễn Châu (Nghệ An) Nguyễn
Văn Linh. 20 năm đi DK1, 6 mùa xuân tạm biệt vợ con đi nhà giàn đón tết, cũng là
6 lần Thiếu tá Nguyễn Văn Linh không kìm được xúc động trước phút chia xa.
 |
Quất Tết ra nhà giàn. |
Trong đôi
mắt rưng rưng của người lính biển, tôi nhìn thấy niềm tự hào chen lẫn nhớ thương
vợ con trước khi tàu rời bến. Linh bảo, bố anh đã mất sớm, ở quê nhà còn mẹ. Lần
nào đi biển vợ con anh cũng tiễn chân. Chia tay vợ con những khi tết đến xuân
về, cảm xúc trong tim cứ dâng trào. “Tối qua em chở vợ con đi một vòng biển để
chia tay. Con gái em hỏi bố đi lâu không? Em bảo tết sau cả gia đình mình sẽ
đoàn viên. Vợ em mắt đỏ hoe, còn thằng út thì bám chặt vai áo tíu tít nói “con
đợi bố về đấy nhá”. Đợt này em ra nhà giàn DK1/7. Nhiệm vụ của em là trắc thủ
radar quan sát phát hiện mục tiêu trên biển. Em sẽ quyết tâm hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ được giao”.
Thêm một
mùa xuân tiễn chồng đi biển, chị Nguyễn Thị Hằng bịn rịn trước lúc chia xa. Tôi
hỏi “cảm xúc lúc này tiễn chồng đi biển khi tết đã cận kề?”. Chị Hằng bảo: “Làm
vợ lính nhà giàn phải chấp nhận xa chồng là lẽ thường. Em sẽ làm hậu phương vững
chắc để anh ấy yên tâm làm nhiệm vụ. Xuân này tạm cách xa, xuân sau cả gia đình
sẽ đoàn viên anh ạ”. Chị Hằng nhìn vào mắt chồng, rồi nhìn ra biển để giấu giọt
nước mắt chực trào ra.
 |
Chuyển mùa xuân xuống tàu đi DK1. |
16 tuổi
quân, lần thứ 3 ra “pháo đài thép” ở phía “chân trời” làm nhiệm vụ khi Tết Tân
Sửu đã ùa về, trong tâm tư của người con xứ Nghệ Thượng úy nhân viên cơ điện
Hoàng Ngọc Sơn chen lẫn xúc động chia tay vợ con là niềm kiêu hãnh vô bờ. Anh
bảo: “Đêm giao thừa sẽ rất nhớ đất liền, vợ, con bố mẹ ở đất liền, nhưng nhiệm
vụ của lính DK1 là giữ vững chủ quyền biển, đảo. Tôi cảm giác tự hào được canh
biển của Tổ quốc cho nhân dân đón tết này”.
3.Trong
nhiều cán bộ chiến sĩ ra nhà giàn DK1 thay quân cho đồng đội khác về bờ Xuân Tân
Sửu, có Trung sĩ Phạm Ngọc Khánh- chàng lính trẻ quê gốc Ninh Bình lần đầu tiên
“vượt sóng” ra nhà giàn DK1 nhận nhiệm vụ.
 |
Tạm biệt đất liền, hẹn xuân sau gặp lại. |
Tôi hỏi
“cảm xúc ra sao khi lần đầu tiên em đón tết xa đất liền, bố mẹ?”. Khánh bảo: “Em
rất hồi hộp khi đi nhà giàn. Em cảm thấy tự hào. Cũng có chút nhớ nhà, nhưng em
sẽ cố gắng. Nhà giàn sẽ là nơi em thử sức và cống hiến tuổi trẻ của mình”.
Khánh
cho biết thêm, cậu đi nhà giàn DK1 là muốn nối tiếp truyền thống gia đình. Bố
Khánh – ông Phạm Văn Quang từng là chiến sĩ ở đảo Gạc Ma. Sau sự kiện “Trường Sa
1988”, ông về đất liền công tác ở Vùng 4 Hải quân, sau đó nghỉ hưu theo chế độ.
Trước khi vào hải quân, Khánh theo học Đại học Nha Trang năm nhất ngành công
nghệ thông tin. Khánh vào hải quân một mặt nối tiếp truyền thống gia đình, một
mặt muốn rèn luyện bản thân để trưởng thành nơi gian khổ. “Em sẽ phấn đấu để trở
thành sĩ quan phục vụ quân đội lâu dài. Bạn bè em bảo “bỏ đại học vào quân đội
có thiệt thòi, chịu được gian khổ không”? em trả lời “Tuổi trẻ đẹp nhất là được
cống hiến cho Tổ quốc. Nhất định em sẽ làm được”- Khánh chia sẻ.
Mai Thắng