Theo dõi trên

Bé gái tử vong do hóc hạt lựu

10/08/2017, 08:36 - Lượt đọc: 51

BTO- Bệnh viện Đa Khoa Tâm Phúc vừa tiếp nhận ca bệnh nhi L. T. M (3 tuổi) ngụ tại khu phố 5, phường Đức Long (Phan thiết) bị hóc hạt lựu và tử vong khi đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Bác sĩ Huỳnh Thị Thúy Liễu – Phó Khoa nhi Bệnh viện Tâm Phúc cho biết, cháu M được gia đình đưa vào cấp cứu vào lúc 12h30 trưa ngày 9/8/2017 trong tình trạng tím tái, đồng tử giản, ngừng thở được xác định đã tử vong. Theo lời kể của người nhà cháu M, cháu M ngậm nhiều hạt lựu trong miệng bị sặc. Ngay sau khi cháu sặc, người nhà đã móc họng, sốc cháu để sơ cứu. Tuy nhiên, cháu càng lúc càng tím tái, ngưng thở nên vội đưa đến cháu đến bệnh viện. “Nguyên nhân bé tử vong do hạt lựu gây tắc đường thở. Dị vật khi ăn không vào dạ dày thực quản, nghẹt đường thở bít không khí không vào được. Tuy người nhà đã móc hết dị vật trong họng cho bé, nhưng có thể dị vật nghẹt khí quản chỉ trong thời gian ngắn không thở được dẫn đến chết não và tử vong”, Bác sĩ Liễu cho hay.

                
      Quả lựu có nhiều hạt nhỏ trẻ ăn dễ sặc gây tắc đường thở

Cũng theo khuyến cáo của bác sĩ Liễu, dấu hiệu trẻ bị hóc nghẹt đường thở thường bị tím tái, ho sặc sụa; trào nước mắt nước mũi, không phát âm hoặc không thể khóc thành tiếng. Tình hình nguy cấp hơn nếu môi và lưỡi trẻ bắt đầu tím tái, có thể bất tỉnh nếu dị vật không lấy được ra kịp thời. Người lớn cần nhanh chóng lấy dị vật ra khỏi mũi hay miệng trẻ để làm thông đường thở và áp dụng biện pháp sơ cấp cứu. Nếu dị vật vẫn không ra khỏi đường thở, chuyển ngay trẻ tới cơ sở y tế gần nhất. Các bậc cha mẹ nên chú ý đến vấn đề ăn uống của trẻ, đặc biệt là các loại hạt trái cây như hạt nhãn, chôm chôm, hạt dưa, hạt bí,…Bên cạnh đó, cẩn thận các loại đồ chơi chi tiết nhỏ. Riêng đối với trẻ nhỏ còn bú, đặc biệt lưu ý sặc sữa tuy lượng sữa không nhiều nhưng khi rơi vào đường thở kích thích dây thanh, khí quản phản xạ sẽ đóng bít lại gây tắc đường thở và tử vong.

    
  

  Cách xử trí khi bị   hóc dị vật:

  

  Khi bé có biểu hiện   ngừng ăn, ho sặc sụa, tím tái, lập tức phải cấp cứu ngay tại chỗ.

  

  Với trẻ nhỏ dưới 1   tuổi cần đặt trẻ nằm sấp đầu thấp trên một cánh tay, dùng lòng bàn tay   kia vỗ lưng 5 lần mạnh và nhanh vùng giữa 2 xương bả vai, sau đó lật   ngửa trẻ lại. Nếu còn khó thở, dùng 2 ngón tay ấn ngực 5 lần. Trẻ 5 – 7   tuổi thì đặt em bé vắt qua đùi, vỗ 5 cái vào vùng lưng phía sau phía   trên ngực.

    Đối với trẻ từ 4, 5,   6 tuổi, các bậc phụ huynh có thể cho trẻ nằm úp bụng trên hai đùi và vỗ   vào lưng 5 cái. Còn đối với trẻ khoảng 14-15 tuổi khi bị hóc thì phụ   huynh nên bế, ôm trẻ vào người, lấy hai bàn tay quấn quanh bụng và ấn   tay, sốc phần bụng lên 5 cái để cho trẻ ho bật. Phụ huynh khi nhìn thấy   trẻ ho, bật dị vật hay bay hết thức ăn ra rồi thì thôi. Khi thấy trẻ thở   được, hồng hào trở lại thì bắt đầu mới đưa đi bệnh viện.

Thanh Duyên



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Phan Thiết cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình trọng điểm
BTO-Chiều 28/3, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ( khóa XIV) làm việc với tập thể Ban Thường vụ Thành ủy Phan Thiết về tình hình thực hiện nhiệm vụ trong thời gian qua, phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới . Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Hoài Anh chủ trì.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bé gái tử vong do hóc hạt lựu