Theo dõi trên

Bài dự thi Giải Cờ đỏ:

29/09/2020, 16:14

Khi dân có Đảng “sát cánh”

Bài 1: Những tổn thất do thiên tai

Bài 2: “Điểm tựa” của ngư dân

Bài 3: Sự lãnh đạo của Đảng về ứng phó thiên tai

BTO- Xác định một số nhiệm vụ cấp bách về phòng chống thiên tai, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Huỳnh Thanh Cảnh đã yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền phải nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của lực lượng tìm kiếm, cứu nạn các cấp, nhất là lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp cơ sở…

                
      Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Hai trong một lần kiểm tra chỉ đạo về    mưa lũ.

Xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai

Những năm gần đây, tình hình thiên tai ở nước ta diễn biến ngày càng phức tạp, cực đoan, bất thường. Các vùng, miền trong cả nước đã phải hứng chịu hầu hết các loại hình thiên tai, gây tổn thất nặng nề về người và tài sản của nhân dân. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương lãnh đạo và tập trung chỉ đạo nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Nhờ vậy, đã góp phần giảm thiểu thiệt hại, từng bước xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai. Đó là một trong những nội dung được nêu rõ tại Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

Tuy vậy, thực tế thời gian qua, công tác dự báo, cảnh báo, theo dõi, giám sát, cơ sở dữ liệu, trang thiết bị và công cụ hỗ trợ, khả năng chống chịu của công trình phòng, chống thiên tai còn nhiều bất cập. Mặt khác, sự chủ động thích ứng của người dân còn hạn chế. Đơn cử như một số nơi cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền chưa nhận thức được tầm quan trọng, tính phức tạp, khẩn cấp của thiên tai, có lúc còn chủ quan, lơ là. Nhiều quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chưa quan tâm đến yêu cầu phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai… Đặc biệt, hiện xu thế biến đổi khí hậu, nước biển dâng diễn ra nhanh và phức tạp, thiên tai ngày càng gia tăng, bất thường, cực đoan, gây thiệt hại ngày càng nghiêm trọng. Điều này đặt ra yêu cầu công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới phải có sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, nhằm giảm nhẹ thiệt hại, phát triển bền vững đất nước.

Đảng luôn “sát cánh” với dân

Tại Bình Thuận, để thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Huỳnh Thanh Cảnh đã ban hành Kế hoạch số 209-KH/TU ngày 26 tháng 6 năm 2020 thực hiện các nội dung trên. Trong đó nhấn mạnh về việc xác định một số nhiệm vụ cấp bách về phòng chống thiên tai. Cụ thể,nâng cao nhận thức, xác định rõ trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị, xã hội tỉnh trước tình hình và tác động tiêu cực ngày càng phức tạp của thiên tai.

                
      Bí thư Thị ủy La Gi Phạm Văn Nam hỏi thăm người dân bị ảnh hưởng    thiên tai.

Để triển khai kế hoạch của Tỉnh ủy một cách hiệu quả nhất, mới đây Chủ tịch UBND Nguyễn Ngọc Hai đã triển khai thực hiện kế hoạch của Tỉnh ủy Bình Thuận về việc thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW. Theo đó, phải xác định nhiệm vụ phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai và bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu các cơquan, đơn vị, địa phương, các đoàn thể chính trị - xã hội, của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực theo phân cấp, kết hợp xã hội hóa các nguồn lực hợp pháp trong và ngoài tỉnh để chủ động phòng ngừa,ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai phải đáp ứng được yêu cầu trước mắt nhưng phải bảo đảm lợi ích lâu dài, vừa toàn diện,vừa có trọng tâm, trọng điểm; có bước đi phù hợp trong từng giai đoạn phát triển, thực hiện tốt theo phương châm “bốn tại chỗ” gắn với xây dựng cộng đồng an toàn.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cấp chính quyền, các sở, ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội tăng cường sự lãnh đạo, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai và biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị các cấp trong tỉnh và các tầng lớp nhân dân trước tác động khó lường của thiên tai, biến đổi khí hậu, đang uy hiếp trở thành nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến đời sống nhân dân và sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

                
      Lực lượng vũ trang khắc phục hậu quả sạt lở biển cùng nhân dân.

Xác định một số nhiệm vụ cấp bách về phòng chống thiên tai, lãnh đạo tỉnh đề nghị rà soát, kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của cấp tỉnh, huyện, xã theo hướng chuyên trách, đồng bộ. Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, có năng lực, trình độ, kỹ năng nghiệp vụ trong công tác tham mưu và xử lý tình huống. Nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn ở các cấp, đặc biệt là lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp cơ sở. Sắp xếp thứ tự ưu tiên, từng bước đầu tư xây dựng, nâng cao khả năng chống chịu thiên tai của hệ thốngkết cấu hạ tầng. Lập kế hoạch, phương án cụ thể và khẩn trương di dời dân cư vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, nhất là vùng chịu ảnh hưởng trựctiếp của bão mạnh, siêu bão; vùng ngập lụt nặng kết hợp xả lũ của hồ chứa nước gắn với sinh kế bền vững, xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai.

Chắc chắn rằng, không ai mong muốn thiên tai xảy ra, nhưng điều đó là bất khả kháng. Chỉ biết rằng, mỗi đợt thiên tai đi qua, chúng ta thật sự cảm thấy ấm lòng với hình ảnh những chiến sĩ của lực lượng vũ trang và sự “sát cánh” của lãnh đạo các cấp, chính quyền địa phương, dốc sức cùng bà con ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Khi dân có Đảng “sát cánh”, cuộc sống sẽ trở nên ý nghĩa, tươi đẹp hơn!

Kiều Hằng



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bài dự thi Giải Cờ đỏ: