Theo dõi trên

Bình Thuận 45 năm xây dựng và phát triển

18/04/2020, 12:31

Vững bước đi lên

 BTO-Trong những ngày tháng tư lịch sử này,Đảng bộ và nhân dân Bình Thuận vui mừngkỷ niệm 45 năm ngày giải phóng quê hương (19/4/1975 - 19/4/2020).Sau mấy chục năm nhìn lại mới thấy sự vươn lên mạnh mẽ cùng những kết quả toàn diện và nổi bật của tỉnh nhà, để Bình Thuận hôm nay đổi thay vượt bậc với những thành tựu đáng tự hào.

Chiến tranh tàn phá, đi lên từ gian khó

Trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, Bình Thuận là mảnh đất khó khăn; khốc liệt trong chiến tranh, nhưng là mảnh đất kiên cường, sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bình Thuận đã nỗ lực vượt qua muôn vàn gian khổ, bằng ý chí tự lực, tự cường, góp phần cùng cả nước làm nên chiến thắng 30/4 lịch sử, giải phóng quê hương, thống nhất đất nước. Song hậu quả của chiến tranh để lại trên quê hương Bình Thuận hết sức nặng nề, do vậy ngay khi kết thúc chiến tranh, Đảng bộ và nhân dân Bình Thuận đã bắt tay ngay vào xây dựng quê hương trong điều kiện vô cùng khó khăn, thiếu thốn do bị chiến tranh tàn phá.

Tại kì họp thứ 10, ngày 26/12/1991; Quốc hội khóa VIII đã quyết định điều chỉnh địa giới hành chính chia tách tỉnh Thuận Hải thành 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Đây là bước ngoặt quan trọng, đánh dấu sự khởi đầu mới, tạo điều kiện và cơ hội để  Bình Thuận vươn lên phát triển.

Kế thừa truyền thống cha anh, các thế hệ lãnh đạo, cán bộ và nhân dân tỉnh nhà luôn chung sức, chung lòng dựng xây quê hương. Từ một tỉnh nghèo, kinh tế kém phát triển, thu ngân sách thấp, kết cấu hạ tầng yếu kém, đời sống nhân dân khó khăn, đã phát triển vươn lên trở thành một tỉnh khá toàn diện và đồng bộ đưa tổng thu ngân sách nội địa của tỉnh từ 140 tỷ đồng năm 1992 tăng lên 13.045 tỷ đồng năm 2019, tăng gấp hơn 93 lần. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng “công nghiệp - dịch vụ du lịch - nông nghiệp”. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt gần 12%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đạt 2.587 USD, tăng gần 20 lần so năm 1992. Sản xuất nông- công - lâm- ngư nghiệp phát triển khá toàn diện...

Hôm nay, Bình Thuận đang vươn mình phát triển với những công trình thủy lợi tiêu biểu, những điểm du lịch hấp dẫn và những nhà máy nhiệt điện với công suất hàng ngàn MW, các dự án năng lượng gió và điện mặt trời… Thành quả như ngày hôm nay của Bình Thuận có được từ sự nỗ lực của toàn thể hệ thống chính trị địa phương cùng những đóng góp về trí tuệ, bản lĩnh và nhiệt huyết của các thế hệ lãnh đạo tỉnh, của cán bộ và nhân dân Bình Thuận qua các thời kỳ.

Sức mạnh của đoàn kết, đổi mới và sáng tạo

Thành tựu đạt được chính là tinh thần đoàn kết, quyết tâm đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, tạo được sức bật mạnh mẽ và thu được những kết quả đáng tự hào trên tất cả các lĩnh vực. Hiện nay Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân tại huyện Tuy Phong  cùng với các trang trại điện gió, điện mặt trời với tổng công suất hàng ngàn MW; đã góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia; hình thành nên trung tâm điện lực phía  nam của  Tổ quốc. Cùng với đó là cảng biển tổng hợp quốc tế Vĩnh Tân có khả năng đón được tàu có tải trọng vài chục ngàn tấn. Những công trình giao thông huyết mạch; kết nối tuyến đường ven biển; các QL 1A- QL 28, QL 28B; QL 55 kết nối giao thông đối ngoại; và kết nối các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trãi dài trên nhiều vùng của Bình Thuận; những khu du lịch với nhiều lợi thế về tự nhiên đã trở thành thương hiệu nổi tiếng đang là điểm đến tuyệt vời của du khách trong và ngoài nước. Những trang trại thanh long bạt ngàn… tất cả đã đem lại cho quê hương một diện mạo mới.     

Sau 45 năm nhìn lại, du lịch có bước phát triển mạnh mẽ, hướng tới trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Bình Thuận từ một tỉnh khô hạn đã căn bản chủ động về nước tưới cho trên 80% diện tích đất sản xuất. Chúng ta đã có đuợc các công trình thủy lợi với nhiều chục triệu m3 nuớc; đã “nối mạng thủy lợi”, tạo liên thông giữa các hồ đập và phát triển hệ thống kênh mương phủ khắp các vùng sản xuất; nhờ vậy, công suất tưới thực tế của nhiều hồ thủy lợi tăng từ 2 - 3 lần công suất thiết kế. Diện tích canh tác lúa được tưới chủ động từ 10% năm 1992 tăng lên hơn 80% năm 2019. Trong đó, phải kể đến cây thanh long, từ một cây trồng để thoát nghèo thì nay đã trở thành cây trồng làm giàu của người dân Bình Thuận.

Kinh tế phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh đầu tư giải quyết các vấn đề xã hội và đã đạt nhiều kết quả tích cực. Để phát triển nhanh và bền vững, tỉnh đã tập trung đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu. Sự đầu tư và khai thác hiệu quả các công trình này đã thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế với tốc độ khá cao, đồng thời cải thiện, nâng cao mức sống của nhân dân và từng bước làm thay đổi diện mạo Bình Thuận từ thành thị đến nông thôn.Hệ thống giáo dục, y tế,  hạ tầng đô thị, công trình phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao, cơ sở nghiên cứu khoa học - công nghệ được đầu tư đáp ứng ngày càng tốt hơn.

Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ với nhiều chỉ tiêu cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Chất lượng giáo dục đại trà duy trì ổn định và từng bước nâng lên, chất lượng giáo dục mũi nhọn đạt nhiều kết quả đáng phấn khởi.

Công tác giảm nghèo và an sinh xã hội được thường xuyên quan tâm, thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với người có công và đối tượng chính sách xã hội. Chương trình xây dựng nông thôn mới bước đầu phát huy hiệu quả, diện mạo nông thôn nhiều nơi được đổi thay; quan hệ hợp tác, giao lưu văn hóa, trao đổi kinh nghiệm giữa tỉnh nhà với các tỉnh, thành trong cả nước và một số nước trong khu vực được mở rộng, đạt kết quả tốt trên nhiều lĩnh vực.

Thu hút đầu tư , tạo sức bật vươn lên

Những thành tựu trên đã đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của quê hương Bình Thuận trên con đường xây dựng và phát triển. Đó là động lực để tỉnh nhà tiếp tục phấn đấu vươn đến những mục tiêu cao hơn trong tương lai.

Chặng đường phía trước đang mở ra cho Bình Thuận nhiều thời cơ, vận hội mới để tăng tốc phát triển, với nhiều dự án mang tầm quan trọng Quốc gia được triển khai trên địa bàn, đặc biệt là dự án Sân bay Phan Thiết, Dự án đường cao tốc Bắc – Nam đoạn đi qua tỉnh Bình Thuận... hạ tầng giao thông, đô thị được quan tâm đầu tư; nhiều Tập đoàn, công ty lớn đang tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Bình Thuận.

         

Để phát huy hết những tiềm năng và lợi thế; nắm bắt thời cơ; và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng;  trong thời gian tới cần tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước; phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; giữ vững quốc phòng – an ninh, bảo đảm cuộc sống yên bình cho nhân dân; huy động hợp lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng, lợi thế;  đưa tỉnh nhà phát triển nhanh và bền vững, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân.

Để thực hiện thành công mục tiêu này, cần tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực và các vùng; sớm lập Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; trong đó chú ý đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

Tập trung thực hiện có hiệu quả các chương trình khoa học và công nghệ của tỉnh; đẩy mạnh chương trình đổi mới sáng tạo. Tăng cường liên kết với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, phát triển hành lang kinh tế Đông – Tây.

 Mở rộng hợp tác kinh tế đối ngoại, cải thiện môi trường đầu tư, tạo môi trường bình đẳng để thu hút các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách và vốn đầu tư nước ngoài; tăng cường đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đôn đốc các dự án triển khai, đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tập trung thu hút các nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư chiến lược có năng lực để tập trung đầu tư phát triển 3 trụ cột:Dự án Khu công nghiệp – dịch vụ – đô thị, công nghiệp chế biến chế tạo, năng lượng tái tạo – điện gió ngoài khơi;Du lịch, dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp, thương mại, khu đô thị, khu dân cư; Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Năm 2020 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm diễn ra Đại hội Đảng các cấp, tiến tới đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, do vậy Đảng bộ và nhân dân Bình Thuận cần tiếp tục phát huy truyền thống lịch sử và cách mạng của Quê hương Bình Thuận anh hùng; đoàn kết, chung sức, đồng lòng; khơi dậy tiềm năng sáng tạo trong mỗi người dân; phát huy nội lực, tranh thủ thời cơ, đẩy lùi khó khăn, vượt qua thách thức; chung tay góp phần vì sự phát triển của tỉnh nhà, vì tương lai tươi sáng của các thế hệ mai sau.

    
      Từ một tỉnh   nghèo, kinh tế kém phát triển, thu ngân sách thấp, kết cấu hạ tầng yếu   kém, đời sống nhân dân khó khăn, đã phát triển vươn lên trở thành một   tỉnh khá toàn diện và đồng bộ đưa tổng thu ngân sách nội địa của tỉnh từ   140 tỷ đồng năm 1992 tăng lên 13.045 tỷ đồng năm 2019, tăng gấp hơn 93   lần. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng “công nghiệp – dịch vụ   du lịch – nông nghiệp”. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm   đạt gần 12%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đạt 2.587 USD, tăng   gần 20 lần so năm 1992.

Tiến sĩ  Hồ Trung Phước

Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết:
Hôm nay đưa vào hoạt động 2 trạm dừng chân tạm thời
BTO-Thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ và Bộ Giao thông vận tải về việc xây dựng tạm trạm dừng chân trên tuyến cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết, Ban quản lý dự án 7 đã tiến hành thi công 2 trạm dừng nghỉ tạm trên cả hai chiều đường cao tốc, đưa vào hoạt động phục vụ tài xế, người tham gia giao thông vào dịp lễ 30/4 và 1/5.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bình Thuận 45 năm xây dựng và phát triển