Theo dõi trên

Đường cao tốc là mơ ước của nhân dân Bình Thuận

12/06/2020, 09:32

BTO - Phiên họp buổi chiều ngày 11/6, ông Nguyễn Hồng Hải – Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận phát biểu thảo luận tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020.

Qua nghiên cứu tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của UB kinh tế về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc tuyến Bắc Nam phía đông, giai đoạn 2017 – 2020, ĐB Nguyễn Hồng Hải có ý kiến phát biểu như sau:

Về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư: Tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam có ý nghĩa rất quan trọng, theo báo cáo của Chính phủ tại tờ trình số 487 ngày 21/10/2017: Hành lang vận tải Bắc Nam đoạn Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh đi qua địa phận 20 tỉnh/thành phố, tác động đến 45% dân số, đóng góp 52% tổng sản phẩm trong nước, ảnh hưởng đến 75% các cảng biển loại I-II và 67% các khu kinh tế của cả nước và đặc biệt là kết nối 03 vùng kinh tế trọng điểm. Với mức độ ảnh hưởng như vậy, có thể nói đây là hành lang vận tải quan trọng nhất, có tính lan tỏa nhất, rất cần thiết ưu tiên đầu tư để tạo động lực phát triển kinh tế.Với ý nghĩa quan trọng như vậy, tại kỳ họp 4 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 52 về chủ trương đầu tư dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc Nam phía Đông, giai đoạn 2017 – 2020. Theo đó, dự kiến đầu tư 11 dự án (03 dự án đầu tư công, 8 dự án đầu tư theo phương thức PPP),quyết tâm thực hiện dự án từ năm 2017 và cơ bản hoàn thành năm 2021. Tuy nhiên đến giai đoạn hiện nay, theo báo cáo của Chính phủ thì 03 dự án đầu tư công đã triển khai xây dựng; còn 8 dự án PPP chỉ mới loay hoay ở khâu lựa chọn nhà đầu tư, mặc dù Chính phủ, Thủ tướng chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt, các bộ ngành, địa phương đã nổ lực, cô gắng nhưng vướng quá nhiều khó khăn, nhiều yếu tố bất lợi, đã ảnh hưởng đến tính khả thi và tiến độ 8 dự án PPP. Do đó, việc điều chỉnh một số nội dung trong Nghị quyết 52 là rất cần thiết.

         

Về nội dung kiến nghị của Chính phủ về việc chuyển đổi hình thức đầu tư, từ hình thức PPP với 03 dự án thành phần sang đầu tư sử dụng 100% vốn đầu tư công, gồm: 01 dự án không có nhà đầu tư qua sơ tuyển (đoạn Vĩnh Hảo – Phan Thiết) và 02 dự án quan trọng cấp bách gồm đoạn Mai Sơn – Quốc lộ 45 và đoạn Phan Thiết – Dầu Giây, ĐB Hải  thống nhất cao với đề xuất của chính phủ, vì đây là phương án tối ưu đã được Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội cân nhắc, quyết định trong điều kiện hiện nay. Đồng thời ĐB Hải xin làm rõ thêm,vì những lý do sao:

Thứ nhất, chuyển sang phương thức đầu tư 100% vốn đầu tư công 03 dự án trên, có tính chất đột phá,là phương thức khả thi trong điều kiện hiện nay.Vì theo báo cáo của Chính phủ khó khăn lớn nhất khi triển khai dự án liên quan đến việc huy động tín dụng. Theo đó, kênh huy động tín dụng nước ngoài chúng ta không thực hiện, vì chỉ tổ chức đấu thầu trong nước, đây là quyết định rất đúng đắn, được nhân dân ủng hộ rất cao; Đối với việc huy động tín dụng trong nước thì gặp rất nhiều khó khăn và không khả thi với số vốn huy động rất lớn; nguyên nhân đã được Chính phủ nêu rất đầy đủ, chi tiết trong báo cáo. Đồng thời liên hệ thực tế khi triển khai dự án đường bộ cao tốc Trung lương - Mỹ thuận, đây là tuyến cao tốc có lưu lượng xe rất cao, khả năng hoàn vốn lớn, nhưng việc huy động 6.686 tỷ đồngvốn tín dụng gặp vô vàn khó khăn và mất rất nhiều thời gian; Chính phủ, Thủ tướng chính phủ đã phải tổ chức họp rất nhiều lần, cụ thể: lãnh đạo Chính phủ họp 4 cuộc, Thường trực chính phủ họp 2 lần, chính phủ họp 1 lần và đích thân Thủ tướng đến công trường chỉ đạo 2 lần, thì dự án trên mới thu xếp được vốn tín dụng. Điều đó cho thấy vấn đề cốt lỏi đểtriển khai được các dự án PPP không phải nằm ở hiệu quả dự án, mà là khả năng huy động tín dụng và trong điều kiện hiện nay thì việc huy động 63.716 tỷ đồng là không khả thi, nên việc lựa chọn 03 dự án trên chuyển sang đầu tư theo phương thức 100% vốn đầu tư công là phù hợp nhất.

Thứ hai,chuyển sang phương thức đầu tư 100% vốn đầu tư công 03 dự án trên, sẽ đẩy nhanh tiến độ giải quyết những vấn đề bức xúc về ùn tắc giao thông, TNGT, tạo động lực mạnh mẽ phát triển kinh tế xã hội.

ĐB Hải phân tích sâu về dựánPhan Thiết – Dầu Giây để thấy tính hiệu quả. Đây là đoạn cuối vào cửa ngõ Tp HCM, được xác định là đoạn tuyến quan trọng, có lưu lượng lớn nên được chính phủ lựa chọn triển khai thí điểm đầu tư cao tốc theo phương thức PPP từ năm 2008; vì lý do đó, nên đoạn tuyến trên không được mở rộng khi Chính phủ triển khai mở rộng QL1. Hiện nay, đoạn tuyến này chỉ có 02 làn xe (mỗi hướng chỉ có 01 làn xe cơ giới); theo số liệu đếm xe hiện nay, thì lưu lượng trên QL1 đoạn Phan thiết – Đồng Nai là 30.519 xe /ngày đêm, trong khi hạ tầng chỉ đáp ứng được 30% lưu lượng xe thực tế; dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông diễn ra thường xuyên, kéo dài nhiều giờ; đặc biệt là tình hình TNGT diễn biến rất phức tạp, số người chết rất cao, hàng năm trên 120 người và chiếm trên 50% bình quân hàng năm của tỉnh Bình Thuận.Dẫn đến việc đi lại rất khó khăn, mất quá nhiều thời gian và không an toàn, là rào cản lớn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế địa phương.Đường bộ cao tốc qua Bình Thuận là niềm mơ ước của nhân dân tỉnh Bình Thuận rất nhiều năm, Tỉnh đã dồn sức chỉ đạo và cơ bản hoàn thành công tác GPMB, bàn giao mặt bằng trên 90%, hồ sơ thiết kế kỹ tuật – dự toán Bộ GTVT chuẩn bị xong, nếu Quốc hội thống nhất cho phép chuyển sang phương thức đầu tư 100% vốn đầu tư công,  sẽ sớm giải quyết những vấn đề bức xúc về ùn tắt giao thông, TNGT; đồng thời sẽ mang lại hiệu quả rất tích cực, tạo động lực lan tỏa, thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế cho các tỉnh Nam trung bộ, trong đó có Bình Thuận.

Về thời gian hoàn thành của các dự án PPP, từ những khó khăn trong quá trình triển khai dự án và tình hình hiện nay. Có thể thấy tiến độ triển khai sẽ không đáp ứng yêu cầu theo Nghị quyết 52 của Quốc Hội.Tuy nhiên nội dung này trong tờ trình của Chính phủ không được đề cập. Do đó, kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành đánh giá đúng thực tế, xác định thời gian hoàn thành của 03 dự án chuyển sang đầu tư 100% vốn ngân sách và 05 dự án PPP, trình Quốc hội điều chỉnh lại mục 5 điều 2 Nghị quyết 52 của Quốc hội: về tiến độ thực hiện dự án.

                                                                                                                        MH



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Phát huy truyền thống lịch sử hào hùng, vững bước xây dựng quê hương
Trong không khí hào hùng của những ngày tháng tư lịch sử, mỗi người dân Bình Thuận lại bồi hồi nhớ về thời khắc thiêng liêng của 49 năm trước, đó là Ngày giải phóng quê hương (19/4/1975) và Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975). Gần nửa thế kỷ sau khúc ca khải hoàn, vượt qua bao khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Bình Thuận đã và đang nỗ lực xây dựng quê hương, những đổi thay hôm nay mang dấu ấn thật đáng tự hào.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đường cao tốc là mơ ước của nhân dân Bình Thuận