Cống hiến xuất sắc
Kỷ
niệm 90 năm Ngày truyền thống công tác Tuyên giáo của Đảng (1/8/1930-1/8/2020):
Cống hiến xuất sắc, trưởng thành vượt bậc
BT- Ngày 1/8/1930, nhân dịp kỷ niệm ngày quốc tế đấu tranh chống chiến tranh đế
quốc, bảo vệ hòa bình, Ban Cổ động và Tuyên truyền đã xuất bản tài liệu mang tên
“Ngày Quốc tế đỏ 1/8”. Đây là tài liệu duy nhất và sớm nhất còn lưu giữ đến nay
đề rõ “Ban Cổ động và Tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam ấn hành”. Ngay sau
khi phát hành, tài liệu đã tạo được tiếng vang lớn, có sức cổ vũ mạnh mẽ quần
chúng cách mạng nước ta đứng lên đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chống áp
bức, bóc lột, phản đối chiến tranh xâm lược, ủng hộ phong trào giải phóng dân
tộc. Từ đó, ngày 1/8 trở thành một mốc son lịch sử, đánh dấu một hoạt động rất
có ý nghĩa đối với công tác tuyên giáo của Đảng.

Ý nghĩa lịch sử
Ngay sau khi thành lập, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh công tác tuyên truyền về
đường lối cách mạng của Đảng; phổ biến rộng rãi lời kêu gọi của lãnh tụ Nguyễn
Ái Quốc; đồng thời Ban Chấp hành Trung ương đã thành lập Ban Cổ động và Tuyên
truyền - cơ quan tham mưu, chỉ đạo công tác tư tưởng của Đảng với nhiệm vụ trước
mắt là tuyên truyền, giác ngộ quần chúng về chủ nghĩa Mác - Lênin, về Chánh
cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và đường lối cách mạng của Đảng; cổ vũ động
viên các tầng lớp nhân dân giác ngộ cách mạng, hiểu Đảng, ủng hộ Đảng, tin và đi
theo Đảng làm cách mạng. Đặc biệt, ngày 1/8/1930, nhân dịp kỷ niệm ngày quốc tế
đấu tranh chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ hòa bình, Ban Cổ động và Tuyên
truyền đã xuất bản tài liệu mang tên “Ngày Quốc tế đỏ 1/8”. Đây là tài liệu duy
nhất và sớm nhất còn lưu giữ đến nay đề rõ “Ban Cổ động và Tuyên truyền của Đảng
Cộng sản Việt Nam ấn hành”. Ngay sau khi phát hành, tài liệu đã tạo được tiếng
vang lớn, có sức cổ vũ mạnh mẽ quần chúng cách mạng nước ta đứng lên đấu tranh
chống chủ nghĩa đế quốc, chống áp bức, bóc lột, phản đối chiến tranh xâm lược,
ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc. Từ đó, ngày 1/8 trở thành một mốc son lịch
sử, đánh dấu một hoạt động rất có ý nghĩa đối với công tác tuyên giáo của Đảng.
Đánh giá cao sự kiện lịch sử có ý nghĩa đặc biệt này, năm 2000, Bộ Chính trị
(khóa VIII) quyết định lấy ngày 1/8 hàng năm làm Ngày truyền thống công tác tư
tưởng - Văn hóa của Đảng. Năm 2007, sau khi hợp nhất Ban Tư tưởng - Văn hóa
Trung ương và Ban Khoa giáo Trung ương thành Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Bí
thư Trung ương Đảng (khóa X) quyết định lấy ngày 1/8 hàng năm làm Ngày truyền
thống ngành Tuyên giáo của Đảng. Đến nay đã tròn 90 năm Ngày truyền thống của
ngành Tuyên giáo.
 |
Ủy viên Bộ Chính trị
-
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng phát biểu tại hội
thảo.
Ảnh: TTXVN |
Cống
hiến xuất sắc
Ngay từ những ngày đầu tiên, công tác tuyên giáo đã góp phần xây dựng, phát
triển phong trào cách mạng, khơi dậy và phát huy cao độ tinh thần yêu nước, ý
chí đấu tranh cách mạng, thực hiện thắng lợi cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945,
giành chính quyền về tay nhân dân. Sau thành công của Cách mạng Tháng Tám, ngày
2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên
ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa nước ta từ một
nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do, dân chủ. Nhiệm
vụ chung của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, trong đó có ngành tuyên giáo,
là đoàn kết toàn dân bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, chống thù trong, giặc
ngoài, góp phần đưa cách mạng tiến lên. Tháng l/1946, Chính phủ quyết định tổ
chức Tổng tuyển cử để bầu Quốc hội, xây dựng Hiến pháp và lập Chính phủ chính
thức. Công tác tuyên truyền, vận động bầu cử thực sự là một cuộc đấu tranh gay
gắt chống lại sự phá hoại của quân đội Tưởng và bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách
ở miền Bắc, thực dân Pháp ở miền Nam. Với khẩu hiệu phổ biến mọi nơi là: “Tất cả
cử tri tới thùng phiếu”; “Mỗi lá phiếu là một viên đạn diệt thù”, công tác tuyên
giáo đã góp phần giúp cuộc Tổng tuyển cử thành công, thu hút đại đa số cử tri đi
bỏ phiếu bầu cho các ứng cử viên của Mặt trận Việt Minh, kể cả ở miền Nam dưới
bom đạn của thực dân Pháp.
Trong những năm kháng chiến chống Pháp, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương
Đảng và Chính phủ, đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, báo chí, xuất bản,
văn hóa, văn nghệ... đã có mặt trên các chiến trường nóng bỏng, phản ánh, động
viên chủ nghĩa anh hùng trong chiến đấu, sản xuất của chiến sĩ, đồng bào cả
nước, cổ vũ cho phong trào thi đua yêu nước trên mọi lĩnh vực kháng chiến, kiến
quốc, giáo dục chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần tích cực tiến công, ý chí
quyết thắng, quyết tâm chấp hành mệnh lệnh chiến đấu, khắc phục tư tưởng tiêu
cực, ngại gian khổ hy sinh, uốn nắn tư tưởng chủ quan, khinh địch khi có thắng
lợi, biểu dương các gương chiến đấu dũng cảm, hy sinh. Qua đó góp phần quan
trọng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, giải phóng miền Bắc, buộc Pháp phải ký
Hiệp định Giơ-ne-vơ.

Giai đoạn 1954 – 1975, công tác tuyên giáo đồng hành cùng nhân dân cả nước tiến
hành kháng chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Giai
đoạn này, công tác tuyên giáo đóng vai trò trọng yếu trong việc khơi dậy ý chí,
tri thức và sức mạnh trong quần chúng, cổ vũ mạnh mẽ các phong trào thi đua yêu
nước trong mọi tầng lớp nhân dân. Thành công của công tác tuyên giáo giai đoạn
này là tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, động viên đồng bào,
chiến sĩ cả nước hăng hái lao động, sản xuất, chiến đấu. Miền Bắc, công tác
tuyên giáo tập trung tuyên truyền, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, như
“Vì miền Nam ruột thịt”, “Thanh niên ba sẵn sàng”, “Phụ nữ ba đảm đang”, chi
viện đắc lực sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam, động viên lớp lớp
thanh niên hăng hái lên đường đánh giặc với tinh thần “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu
nước”. Miền Trung, tập trung tuyên truyền, khơi dậy lòng yêu nước và truyền
thống cách mạng, tất cả một lòng "Xe cho qua, nhà không tiếc; Đường cho thông,
không tiếc máu xương”. Miền Nam, công tác tuyên giáo đã cổ vũ quần chúng đẩy
mạnh đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang ở khắp mọi nơi, trên cả 3 vùng:
vùng núi, đồng bằng và đô thị; khơi dậy lòng căm thù giặc, bồi dưỡng lòng yêu
nước, tinh thần dũng cảm, không quản ngại hy sinh, tạo nên nhiều phong trào thi
đua giết giặc, lập công: “Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công”, “Xuống đường đòi
tự do, dân chủ”, “Hát cho đồng bào tôi nghe”… Sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước,
chủ nghĩa anh hùng Việt Nam đã được chuyển hóa bằng thắng lợi của cuộc Tổng tiến
công nổi dậy mùa Xuân năm 1975, mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử,
giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Sau khi nước nhà thống nhất, ta lại phải đối phó với các cuộc chiến tranh biên
giới, bị đế quốc Mỹ và các thế lực đế quốc bao vây cấm vận, kinh tế - xã hội,
nước ta lâm vào khủng hoảng kéo dài, đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn.
Trong hoàn cảnh đó, công tác tuyên giáo đã tập trung động viên các tầng lớp nhân
dân nêu cao ý chí khắc phục khó khăn, quyết tâm vượt qua thử thách, nhanh chóng
thực hiện thống nhất đất nước; cổ vũ khí thế phấn đấu nhanh chóng khắc phục hậu
quả chiến tranh, chiến thắng trong 2 cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Tây
Nam và phía Bắc của Tổ quốc, từng bước xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu
quan trọng của đất nước, tạo điều kiện cho các bước phát triển tiếp theo. Đặc
biệt là qua thực tiễn, đã từng bước chuẩn bị lý luận cho công cuộc đổi mới đất
nước.
Tại Đại hội lần thứ VI (1986), Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới
toàn diện đất nước; kể từ đó đến nay đã gần 35 năm, với nhiệm vụ, chức năng là
một bộ phận quan trọng của công tác xây dựng Đảng, tham mưu giúp các cấp ủy đảng
trong công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, về chủ trương,
quan điểm và chính sách của Đảng trong lĩnh vực tuyên truyền, lý luận chính trị,
lịch sử Đảng, báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, thông tin đối ngoại, khoa
giáo; công tác tuyên giáo đã đồng hành cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân
thực hiện sự nghiệp đổi mới và đã đạt được những thắng lợi bước đầu. Điều đó như
một sự khẳng định thành công của cách mạng Việt Nam luôn có sự đóng góp thiết
thực, hiệu quả của công tác tuyên giáo qua mọi giai đoạn cách mạng. Công tác đấu
tranh, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng được chú trọng đẩy mạnh, đạt hiệu quả
thiết thực; việc đấu tranh, phản bác các quan điểm, sai trái thù địch, bảo vệ
nền tảng tư tưởng của Đảng dần đi vào nề nếp và hoạt động ngày càng hiệu quả…

Trưởng thành vượt bậc
90 năm qua, dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh và Chủ
tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, công tác tuyên giáo đã có những cống hiến xuất sắc và
trưởng thành vượt bậc qua các thời kỳ lịch sử cách mạng, là niềm tự hào của toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân và nhất là thế hệ những cán bộ đã và đang công tác
trong ngành Tuyên giáo. Qua mỗi giai đoạn cách mạng, ngành Tuyên giáo không
ngừng nâng cao chất lượng hoạt động, nhạy bén, đổi mới công tác tham mưu, không
ngừng sáng tạo, tự làm mới mình, bắt kịp sự phát triển thời đại công nghệ 4.0,
tổ chức triển khai các nhiệm vụ đồng bộ, bài bản có trọng tâm, trọng điểm, góp
phần quan trọng trong việc khơi dậy tinh thần yêu nước, lao động, sáng tạo, tạo
sự đồng thuận trong nhân dân, giữ vững ổn định kinh tế, chính trị, trật tự an
toàn xã hội.
Kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống của ngành Tuyên giáo là dịp để chúng ta cùng ôn
lại và phát huy truyền thống lịch sử vẻ vang của ngành Tuyên giáo; bồi đắp thêm
niềm tự hào về những đóng góp to lớn, có ý nghĩa lịch sử của ngành Tuyên giáo
trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; củng cố và tăng cường niềm tin
vào mục tiêu lý tưởng, nền tảng tư tưởng của Đảng, ra sức phấn đấu, rèn luyện,
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trau dồi phẩm chất đạo đức cách mạng và
bản lĩnh chính trị, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, xứng đáng
với niềm tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi sự
nghiệp đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, vì
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Huy Toàn