Theo dõi trên

Xã Sông Phan (Hàm Tân): Bớt nỗi lo tai nạn đường sắt, đường bộ

27/07/2018, 15:46 - Lượt đọc: 138

BT- Sông Phan gần như là “độc nhất vô nhị”  vì có 4 cây cầu  kiên cố trong một xã. Điều này xuất phát  từ đặc điểm của xã là vừa có sông Phan chảy xiết vào mùa mưa lũ vừa có đường sắt và quốc lộ 55 chạy ngang qua  những điểm đông dân cư, nơi sản xuất của người dân trong xã.

                
Cầu vượt đường sắt trên quốc lộ 55.

Thế nhưng, câu chuyện xây thêm cầu, mở rộng thêm lòng đường bảo đảm an toàn cho người và tàu hỏa ở xã Sông Phan chỉ trở nên nhanh hơn từ khoảng 6 năm trở lại đây, sau khi  một số vụ tai nạn đường sắt liên tục diễn ra ở thôn Tân Hòa thuộc xã.

Trước đó, gần như mọi con đường đi lại ở một xã có trên 5.000 dân, với một lượng lớn đồng bào dân tộc thiểu số cộng cư, đều không bảo đảm an toàn. Chẳng hạn, bên kia chiếc cầu sắt dành cho tàu hỏa bắc qua Sông Phan là cánh đồng rộng vài chục ha chuyên trồng mì của dân trong xã, của người từ nơi khác đến xâm canh. Hàng ngày, vì không có lối đi riêng, cũng như để khỏi lội sông  trong khi mang vác nặng,  người dân  đã đi vào cầu đường sắt, vì vậy mà xảy ra không ít tai nạn. Nhiều lần, người nông dân đang đi giữa cầu nghe tiếng tàu hỏa liền bỏ nông sản, xe máy, nhảy sông,  thoát thân. Cũng có trường hợp vì chậm nhảy sông thì thường dẫn đến tai nạn  như  trường hợp một người cha dẫn 2 con đi giữa cầu lúc tàu hỏa đến, làm chết cả 3 cha con…

Trước tình hình trên, ngành giao thông đường sắt, Sở Giao thông - Vận tải Bình Thuận và huyện Hàm Tân quyết tâm dành các nguồn vốn có thể được để làm cầu, mở rộng đường ở Sông Phan. Trong một thời gian rất ngắn, tại Sông Phan có 3 cây cầu được xây. Đó là cầu vượt đường sắt trên quốc lộ 55, nơi có nhiều người dân đi lại khu sản xuất phía Tây của xã. Đó là cầu dành cho người đi bộ và xe cơ giới qua Sông Phan, cách cầu đường sắt cũ vài trăm mét về hướng Bắc (nhằm khắc phục tình trạng dân đi trên cầu đường sắt trước đó). Đó là cầu vượt sông Phan, cũng trên quốc lộ 55, cách xã vài  cây số về  hướng đi Tánh Linh - Lâm Đồng. Cây cầu thứ ba này làm nhiệm vụ bảo đảm cho người và xe qua lại Sông Phan vào mùa mưa lũ, cũng như  vận chuyển nông sản hàng hóa của một bộ phận dân trong xã.

Mới đây, chúng tôi trao đổi với các anh cán bộ xã, được biết: Kể từ sau vụ tàu hỏa tông vào 1 xe công nông chở mì vào tháng 3/2015, đến nay gần như Sông Phan không xảy ra tai nạn đường sắt. Người dân Sông Phan đã ý thức được: Cần phải đi đúng đường, đúng cầu để không xảy ra tai nạn đường sắt, đường bộ… 

H.H



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp vững mạnh từ “gốc”
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ Bình Thuận luôn quan tâm công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, xem đây là khâu “then chốt” của nhiệm vụ “then chốt”.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xã Sông Phan (Hàm Tân): Bớt nỗi lo tai nạn đường sắt, đường bộ