Theo dõi trên

Nước sinh hoạt đúng chuẩn, nhưng vì sao vẫn đục?

09/01/2020, 09:58

BT- Ông Lê Hoài Nam, ngụ tại xã Đức Phú (Tánh Linh) phản ánh: Thời gian gần đây hệ thống nước sinh hoạt thôn 5 (Tà Pứa), xã Đức Phú không bảo đảm chất lượng, nguồn nước cung cấp cho dân thường có màu đục, vàng và có mùi; nếu để lâu ngày  thì xuất hiện cặn làm cho người dân lo lắng, sợ ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là khu vực trường mẫu giáo thôn thường xuyên sử dụng nguồn nước này phục vụ sinh hoạt, ăn uống cho các cháu nhỏ.  Đơn vị quản lý nhà máy nước Tà Pứa cần kiểm tra và có biện pháp xử lý để người dân được sử dụng nguồn nước sạch. 

                
Các lớp mẫu giáo phải sử dụng nước có màu    đục để sinh hoạt.

Qua quan sát thực tế nguồn nước tại thôn 5 và tìm hiểu cơ quan chức năng được biết: Trên thực tế hệ thống nước sạch Tà Pứa trong quá trình sử dụng nước, thấy có màu đục, có mùi, nếu để đọng lại trong thùng chứa dài ngày thấy có cặn. Tuy nhiên, qua kiểm tra kết quả tình hình sản xuất, sổ nhật ký hành trình và theo dõi xử lý nước hàng ngày tại nhà máy nước Tà Pứa; đồng thời, qua phân tích chất lượng nước định kỳ của cơ quan chức năng cho thấy: Chất lượng nước sau khi xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (quy định của Bộ Y tế). Song, trong thực tế trường hợp nước đục có thể do một số nguyên nhân như: Khi bị cắt điện, đường ống bị xì, máy bơm hỏng… nhà máy phải ngừng hoạt động để sửa chữa trong một thời gian lúc này trong đường ống không có nước nên khi cung cấp nước trở lại, lượng nước cấp với tốc độ và áp lực cao làm xáo trộn, gây bong tróc lớp cặn tích tụ bên trong thành ống trong thời gian dài. Trường hợp này nếu các hộ sử dụng nước mở vòi lấy nước ngay thì thấy nước có màu đục và có lượng cặn đọng dưới đáy. Song, hiện tượng này chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn và sẽ chấm dứt khi áp lực nước trong đường ống ổn định trở lại. Kể cả các nhà máy nước ở đô thị có quy mô lớn cũng xảy ra hiện tượng này.

Để hạn chế thấp nhất tình trạng nước đóng cặn, đục, nói trên ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, trẻ nhỏ, thiết nghĩ Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Bình Thuận (đơn vị quản lý nhà máy nước Tà Pứa) chỉ đạo nhà máy nước thường xuyên theo dõi chất lượng nước tại các vị trí giữa và cuối tuyến ống; nhất là khu vực có địa hình thấp hoặc địa hình dạng “yên ngựa” thường bị tích tụ  nhiều cặn để súc xả cặn trong tuyến ống kịp thời trước khi bơm nước hoạt động trở lại; Mặt khác, tuyên truyền, vận động, giải thích để người dân hiểu rõ trước khi sử dụng nguồn nước máy nhằm bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.

Nhật Bảo



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Phát huy truyền thống lịch sử hào hùng, vững bước xây dựng quê hương
Trong không khí hào hùng của những ngày tháng tư lịch sử, mỗi người dân Bình Thuận lại bồi hồi nhớ về thời khắc thiêng liêng của 49 năm trước, đó là Ngày giải phóng quê hương (19/4/1975) và Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975). Gần nửa thế kỷ sau khúc ca khải hoàn, vượt qua bao khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Bình Thuận đã và đang nỗ lực xây dựng quê hương, những đổi thay hôm nay mang dấu ấn thật đáng tự hào.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nước sinh hoạt đúng chuẩn, nhưng vì sao vẫn đục?