Theo dõi trên

Người bán không nên tự xưng thực phẩm “sạch”

08/05/2017, 08:53

BT- Tại Điều 5, Luật An toàn thực phẩm được quy định những sản phẩm không đạt chuẩn “sạch” mà tự gắn mác “sạch” vào thì bị coi là hành vi “quảng cáo thực phẩm sai sự thật, gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng”. Đó là 1 trong 13 hành vi bị cấm trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm. Hành vi vi phạm nếu bị cơ quan chức năng phát hiện có thể bị xử phạt hành chính. Còn nếu bị người tiêu dùng phát hiện có thể bị khiếu nại lên cơ quan chức năng, hay bị khởi kiện ra tòa, tùy theo tính chất mức độ vi phạm. Mặc dù nghị định đưa ra, nhưng có mấy ai thực hiện. Bởi hiện nay trên thị trường xuất hiện không ít người bán mặt hàng tươi sống tự xưng là “sạch” vào sản phẩm của mình mà không có chứng nhận của cơ quan chức năng.

Chị Mai Thể, ngụ phường Đức Thắng (Phan Thiết) nói, chị thường mua thịt heo tại quầy thịt ở đường Lý Thường Kiệt, vì mỗi khi mua người bán luôn nói cho người mua biết là hôm nay thịt từ Đồng Nai về hoặc thịt ở Phan Thiết. Vậy mà có lần mua mấy cái móng heo ở đó về nấu có mùi hôi rất khó chịu, làm chị rất bực bội, rồi tự an ủi có thể mua nhầm hàng qua ngày. Cũng như rau, củ lâu nay chị chỉ mua một sạp duy nhất ở chợ mà chị cho là uy tín, bởi người bán khẳng định rau, củ do vườn nhà tự trồng. Do vậy chị giới thiệu nhiều người quen tới sạp rau này để mua rau, củ an toàn, sạch. Tuy nhiên, gần đây một số chị em nội trợ cho chị biết, rau, củ mà chị thường mua tại sạp quen biết là rau, củ từ các nguồn trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ, được mua đi bán lại và có thể vẫn được phun thuốc tăng trưởng, bón các loại phân hóa học… Chị nghe thấy hoang mang, xen lẫn cảm giác mình bị lừa.

Do gặp những trường hợp trên, chị Thể mong cơ quan chức năng có biện pháp để phát hiện và xử lý khi các trường hợp người bán hàng tự xưng là “sạch”, vì người mua không phải ai cũng hiểu rõ về cách thức truy xuất nguồn gốc, cứ ra chợ nghe người bán nói thực phẩm của họ “sạch” thì mua. Còn nếu đúng sản phẩm sạch thì phải có tem nhãn của cơ quan chức năng, có vậy chị em nội trợ mới an tâm vì phải trả tiền cao mà không biết rõ xuất xứ, chất lượng thì rất khó chịu. Chị nói thêm, quan trọng nhất là làm sao nâng cao ý thức người bán hàng, nơi sản xuất cung cấp thực phẩm, chứ không chỉ mỗi ý thức của người nội trợ.

M.Anh



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Sức lan tỏa từ phong trào thi đua “Dân vận khéo”
Thực hiện lời dạy của Bác: “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp đã có nhiều đổi mới trong công tác dân vận ở cơ sở. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo trên các lĩnh vực, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của tỉnh.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người bán không nên tự xưng thực phẩm “sạch”