Doanh nghiệp khó khăn
Doanh nghiệp khó khăn, lao động phải nghỉ việc
BT- Trong những tháng đầu năm
2020, phần lớn các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
do không bố trí được lao động làm việc, sản xuất nên phải cắt giảm lao động theo
hình thức giảm hẳn hoặc nghỉ không lương. Nhiều doanh nghiệp có doanh thu giảm
dẫn đến việc nợ lương và chậm trích đóng BHXH, BHYT, BHTN, làm tăng số nợ. Đối
tượng tham gia BHXH, BHYT bắt buộc, BHTN giảm sâu như: Tham gia BHXH bắt buộc
giảm 5.246 người; tham gia BHTN giảm 2.690 người so cùng kỳ năm 2019. Nhiều đơn
vị, tổ chức, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực du lịch, nhà hàng, may mặc, giày da,
chế biến hải sản... bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp, không xuất khẩu được
hàng hóa ra nước ngoài… dẫn đến hoạt động cầm chừng, giảm nhiều lao động hoặc
giảm toàn bộ lao động, ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đến 30/6/2020, số
lao động trong các doanh nghiệp tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc giảm 13.599
người, trong đó có 6.154 lao động thôi việc, chấm dứt hợp đồng lao động; 6.088
lao động nghỉ việc không hưởng lương. Đáng lưu ý là lao động giảm nhiều ở các
lĩnh vực như: Khách sạn, nhà hàng giảm 4.029 người; du lịch giảm 2.557 người;
sản xuất công nghiệp (may mặc, giày da...) giảm 3.219 người; sản xuất chế biến
nông, lâm, thủy hải sản giảm 1.104 người, lĩnh vực khác giảm 1.748 người... Từ
đó, nợ BHXH, BHYT, BHTN chiếm tỷ lệ khá cao 4,68% so dự toán thu. Tuy nhiên,
cũng có một số đơn vị bắt đầu khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh, song
số lượng tăng cũng chưa đáng kể so với số lượng giảm.
 |
Lao động trong các doanh nghiệp may giảm
nhiều. |
Do ảnh hưởng của dịch
Covid-19, doanh nghiệp gặp khó khăn không bố trí được việc làm, sản xuất đình
trệ đã làm cho nhiều lao động nghỉ việc. Điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời
sống, sức khỏe của người lao động.
L .T