Theo dõi trên

Cầu nối của nạn nhân da cam

26/09/2018, 08:04 - Lượt đọc: 3

BT- Chiến tranh đã đi qua song hậu quả của chất dộc da cam/dioxin vẫn còn đó. Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam đã và đang trở thành hoạt động đầy ý nghĩa được toàn xã hội hưởng ứng bằng những hoạt động cụ thể và hiệu quả...

                
Thăm và trao quà cho nạn nhân da cam ở thị    trấn Phan Rí Cửa (Tuy Phong).

Kể từ ngày 10/8 hằng năm được chọn là ngày “Vì nạn nhân chất độc da cam/ Dioxin”, các hoạt động hướng về nạn nhân da cam ngày càng quy mô, thiết thực. Hoạt động của Hội Nạn nhân chất độc da cam /Dioxin ngày càng hiệu quả. Ngoài công tác giúp đỡ những gia đình có người nhiễm chất độc da cam vươn lên trong cuộc sống, ổn định đời sống, thì công tác chăm sóc sức khỏe cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được các cấp hội đặc biệt quan tâm.

Theo ông Trần Tiến Thành - Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/ dioxin tỉnh, toàn tỉnh có 5.582 nạn nhân bị nhiễm chất độc hóa học, đến nay mới có 3.083 người được hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước (trong đó có 837 người trực tiếp tham gia kháng chiến, 2.246 người gián tiếp là con, cháu của người tham gia kháng chiến và người dân). Mặc dù các đối tượng nạn nhân chất độc da cam/Dioxin trên địa bàn đã được các cấp, ngành, các tổ chức chính trị xã hội quan tâm, song cuộc sống về mọi mặt của các đối tượng vẫn còn gặp không ít khó khăn.

Để công tác chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân ngày càng tốt hơn, 5 năm qua hội đã tiến hành rà soát tình hình sức khỏe và điều kiện kinh tế của gia đình nạn nhân để có kế hoạch chăm sóc, giúp đỡ kịp thời. Hội phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền về hậu quả của chất độc da cam/dioxin đối với sức khỏe con người và môi trường sinh thái. Đồng thời, xây dựng kế hoạch vận động các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân, huy động toàn lực để chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân cả về vật chất lẫn tinh thần. Tính từ năm 2013 đến nay, toàn hội đã vận động vào quỹ chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân được hơn 21,84 tỷ đồng (riêng tiền mặt 4,5 tỷ đồng). Trong đó, cơ quan Tỉnh hội vận động được 9,1 tỷ đồng, Hội cấp huyện, xã vận động 12,74 tỷ đồng.

Từ nguồn quỹ, nhiều nạn nhân và gia đình đã được chăm sóc, giúp đỡ bằng nhiều hình thức đa dạng, mang tính bền vững như hỗ trợ 233 hộ nạn nhân vay vốn 2,31 tỷ đồng để sản xuất, chăn nuôi; xây 84 căn nhà tình nghĩa, tình thương với số tiền 3,93 tỷ đồng; trợ cấp hàng tháng cho 85 hộ với số tiền 1,3 tỷ đồng; trợ cấp 254 suất học bổng; cấp hơn 100 chiếc xe lăn, xe lắc; khám chữa bệnh cho trên 1.000 lượt người; thăm hỏi, tặng quà dịp lễ, tết trên 33.400 suất với số tiền 11,9 tỷ đồng, qua đó góp phần nâng cao đời sống nạn nhân da cam.

Để tiếp tục là cầu nối, các cấp hội sẽ tiếp tục phát huy truyền thống “Đoàn kết, nghĩa tình, trách nhiệm vì nạn nhân da cam”, tích cực vận động nguồn quỹ để chăm sóc, giúp đỡ tốt hơn cho nạn nhân, ông Thành cho biết thêm.          

N.Hân



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cầu nối của nạn nhân da cam